Play to Earn là gì? Chơi game kiếm tiền và xu hướng tương lai

Play to Earn là gì?

Play to Earn là hình thức giúp người chơi nhận được một lợi ích, phần thưởng nào đó khi tham gia chơi game. Nói cách  thì Play to Earn chính là chơi game kiếm tiền.

Play to Earn hay chơi game kiếm tiền đều đã có từ lâu, ví dụ: Võ Lâm Truyền Kỳ, Đột Kích,… Khi bạn cày được nick khủng và có item xịn, bạn có thể bán nick đó và kiếm tiền, nhiều game cũng cho phép người chơi mua bán vật phẩm với nhau. Hoặc khi trình độ cao, người chơi có thể tham gia các giải đấu khác nhau.

Play to Earn đã phát triển như thế nào?

Như những ngành công nghiệp khác, chơi game online cũng chứng kiến ​​vô số xu hướng như game đấu trường chiến đấu online nhiều người chơi (MOBA). Hàng loạt cái tên được nêu lên và danh sách này không ngừng tăng.

Theo statista, người ta ước tính rằng thị trường trò chơi toàn cầu sẽ lên tới 268,8 tỷ USD vào năm 2025. Việc xem xét chơi game thực sự được khuyến khích ở nhiều quốc gia.

Global video game market value from 2020 to 2025

Global video game market value from 2020 to 2025

Ngành công nghiệp tiền điện tử đã nhận ra tiềm năng của phân khúc đang phát triển này mà công nghệ dựa trên blockchain có thể tác động tích cực lên nó. Điều này phần lớn có thể xảy ra thông qua sự bùng nổ của NFT. Các nhà phát triển hiểu rằng họ có thể tạo và chuyển giao giá trị hữu hình trong hệ sinh thái gaming. Cung cấp thêm động lực cho những ai dành thời gian chơi game.

Điều gì đã “hồi sinh” các trò chơi Play to Earn?

Đòn bẩy NFT

NFT là loại token không thể thay thế bởi những token khác. ây được xem là token độc nhất, đại diện cho vật phẩm, trang trị, tài sản có giá trị khác nhau. Thông thường, các nhà phát triển game sẽ cố gắng token hóa sản phẩm của mình vì tiềm năng của NFT hiện nay là vô cùng lớn.

Hầu hết NFT đều là các ấn phẩm mắt thấy tai nghe như tranh ảnh, âm nhạc,…Hai thứ đã tạo nên giá trị của một token đó là: câu chuyện/ thông điệp và tính trao đổi/mua bán. Ngày nay, token đã được gaming bổ sung thêm một giá trị mới đó là tính ứng dụng. Điều này đã thúc đẩy thị trường tiềm năng ngày một mở rộng và tiến bước mainstream.

Quyền làm chủ chính đáng (true ownership)

Thực trạng game điện tử xưa và nay luôn phụ thuộc vào bàn tay của nhà sản xuất. Người chơi có thể đã từng sở hữu một vật phẩm, trang bị quý giá bậc nhất server. Thế nhưng vì chạy theo lợi nhuận, nhà phát hành cho các item tương tự xuất hiện làm giảm giá trị và độ quý hiếm của người chơi sở hữu đầu tiên.

Hơn thế nữa, đã có rất nhiều game thua lỗ hoặc không thể tiếp tục duy trì, dẫn đến đóng cửa. Điều này làm tốn công sức, tiền bạc, thời gian đầu tư vào game trở nên “đổ sông đổ biến”. Thấu hiểu được nỗi lòng của các game thủ, NFT được vận dụng các đặc tính của mình để giải quyết hiện trạng trên.

Làm chủ chính đáng

Người chơi sở hữu vật phẩm, trang bị,…dưới dạng NFT (token) và được Blockchain giám sát, chứng nhận. Từ đó, nhà phát hành sẽ không có quyền can thiệp vào tài sản của người chơi. Không những vậy, khi token hóa các vật phẩm, người chơi có thể giao dịch tự do trên toàn thế giới mà không vướng phải bất kỳ giới hạn nào như các game trước.

Tính kế thừa tài sản

NFT token là độc nhất vô nhị, có một không hai. Không những vậy, cả số lượng phát hành cũng như các đặc tính của NFT là cố định và “bất di bất dịch”. Vì thế, người chơi sẽ không phải lo lắng về vấn đề “đụng hàng” trong game. Không những vậy, với sự hỗ trợ từ các hệ sinh thái game cùng Dapps khác, tính ứng dụng của game NFT ngày một tăng cao.

Thị trường tiềm năng 

Để có cái nhìn tương quan về việc gaming on-chain có thể phát triển được đến đâu, ta cùng nhìn tổng quan về giá trị của thị trường gaming hiện tại.

Theo Newzoo, thị trường gaming đang có sự phát triển đều đặn hàng năm. Nếu xét theo tốc độ phát triển trung bình hiện tại, thị trường này có thể đạt 200 tỷ đô với 3 tỷ người chơi vào năm 2023.

Cũng theo Newzoo, doanh thu của trò chơi có thể chiếm tới 77% doanh thu của game đó.

Cộng tổng giá trị vốn hóa của top 10 dự án game on-chain hàng đầu hiện tại, ta thấy rằng thị trường cho mảng on-chain gaming còn khá nhỏ và nhiều tiềm năng phát triển.

Tổng  giá trị vốn hóa và giá trị pha loãng của top 10 dự án gaming đứng đầu. Nguồn: Coingecko

Tuy nhiên, số liệu của Newzoo ở trên mới chỉ bao quát thị trường gaming truyền thống. Với Play to Earn, thị trường Gaming còn có thể phát triển hơn rất nhiều.

Gaming lúc đó không chỉ là một trò chơi, nó có thể là công việc thực sự. Gaming sẽ ngày càng được nhiều người công nhận, như điều Axie Infinity đã làm với người dân ở Philippines nói riêng và cả thế giới nói chung.

Một số tựa game Play to Earn phổ biến nhất

Axie Infinity

Axie Infinity chắc chắn là trò chơi Play to Earn phổ biến nhất trong crypto. Dự án được lấy cảm hứng từ một số trò chơi phổ biến như Pokémon và Tamagotchi. Người chơi có thể thu thập, lai tạo, nuôi dưỡng, chiến đấu hay buôn bán các sinh vật dựa trên token, tất nhiên, được gọi là Axie.

Native token của giao thức là AXS và nó được sử dụng để tham gia vào việc quản lý. AXS cũng có thể được staking.

play-to-earn axie infinity

Tuy nhiên, có token SLP, có thể kiếm được bằng cách chơi game. Nó có thể được sử dụng để tạo ra các Axie mới. Người chơi có thể tích lũy SLP trong suốt trò chơi và đây là cách họ có thể kiếm được về cơ bản. AXS và SLP anh em đều có thể giao dịch trên sàn Binance.

Có thể thấy rõ thu nhập của người chơi sẽ thay đổi dựa trên giá SLP tại thời điểm họ bán. Nếu có nhu cầu cao về nó, thì thu nhập của họ có thể tăng lên tương ứng.

Decentraland

Decentraland là game rất nổi tiếng. Dự án đã được khởi động vào năm 2017 thông qua một ICO, đã huy động được 24 triệu đô la.

Nó là một thế giới ảo, một vũ trụ song song chạy trên Ethereum và người chơi có thể tạo, trải nghiệm và kiếm tiền từ các nội dung và ứng dụng khác nhau. User có thể mua các lô đất. Sau đó, họ có thể kiểm duyệt nó theo cách làm cho nó hấp dẫn hơn. Họ có thể xây dựng nó và có khả năng kiếm tiền từ nó.

Native của Decentraland là MANA. MANA là một ERC-20 token và nó có thể được burn để có được các LAND token ERC-721. MANA cũng có thể được sử dụng để thanh toán cho các tên khác nhau, avatar và những thứ khác có sẵn trên Decentraland marketplace.

Star Atlas

Star Atlas là game trực tuyến với bối cảnh thiên hà. Người chơi sẽ đặt mình vào một trong ba phe và tranh giành tài nguyên, chiếm lĩnh lãnh thổ cũng như thống trị cả game.

Điều đặc biệt là tựa game có hai loại tiền tệ, tuy chưa rõ sẽ được áp dụng vào trò chơi như thế nào. Bản thân dự án cũng đã nhận ra rõ hạn chế của việc để token là tiền tệ trong game.

Aavegotchi

Aavegotchi là dự án NFT nền tảng trên blockchain Ethereum kết hợp với cơ chế lending của Aave. Dự án đã nhận ra vấn đề này từ rất lâu và áp dụng cơ chế bonding curve vào việc phát hành token.

Giá token càng tăng, càng nhiều token được issue, từ đó làm tăng nguồn cung và giúp bình ổn giá.

Lời kết

Play to Earn hiện tại có rất màu mỡ và sẽ còn phát triển mạnh trong tương lại nhờ vào NFT. Nhiều người tin rằng trò chơi blockchain là tương lai của ngành công nghiệp trò chơi điện tử. Play to Earn đang trở thành một mô hình kinh doanh khả thi cho phép cả nhà phát triển và người chơi kiếm tiền. Còn bạn, bạn cảm thấy này như thế nào hãy để lại bình luận cho KTSonchain biết nhé?