1. NFT là gì?
Trước tiên chúng ta cần phải hiểu NFT là gì. NFT là viết tắt của Non-fungible tokens – một loại token mã hóa sử dụng công nghệ blockchain để tạo ra một chuỗi mã độc nhất, đại diện cho một tài sản độc nhất không thể bị sao chép hay làm nhái, từ đó tạo ra giá trị độc quyền cho chúng.
NFT có nhiều trường hợp sử dụng. Nó có thể là một tài sản kỹ thuật số trong một trò chơi, một tác phẩm nghệ thuật mã hoá có thể sưu tầm hoặc thậm chí là một vật thể trong thế giới thực như bất động sản.
Mỗi NFT sở hữu tính chất không thể thay thế (non-fungible). Thuộc tính này có nghĩa là mỗi
token NFT được đúc có một mã định danh duy nhất, một chủ sở hữu duy nhất và không thể được hoán đổi cho một token khác. Giải thích đơn giản, khi bạn cho vay 1 BTC (bitcoin), người mượn có thể dùng 1 BTC khác để trả. Nhưng khi bạn cho mượn một bức tranh, người khác không thể đem trả một bức tranh khác dù cùng giá trị khi quy đổi ra tiền mặt. NFT cũng như vậy. NFT được coi là một ví dụ về ứng dụng của công nghệ blockchain trong cuộc sống, vượt ra ngoài thị trường tài chính.
NFT đang được sử dụng phổ biến trong nội dung kỹ thuật số với âm nhạc, nghệ thuật, tranh ảnh. NFT tạo sức mạnh cho nền kinh tế của những người sáng tạo, nơi người sáng tạo không chuyển quyền sở hữu nội dung của họ cho nền tảng mà họ sử dụng để công khai nội dung đó. Khi chủ sở hữu bán nội dung của mình, tiền sẽ chuyển trực tiếp đến họ. Thậm chí, nếu chủ sở hữu mới sau đó bán lại NFT, người tạo ra ban đầu có thể tự động nhận tiền bản quyền. Điều này không thể xảy ra với cách đảm bảo sở hữu trí tuệ truyền thống hiện nay. Nó không chỉ gia tăng thu nhập cho những sản phẩm mà vốn dĩ trước đây không được trân trọng và chú ý tới, mà còn thúc đẩy, nâng cao ý thức của cộng đồng về vấn đề bản quyền. Nhiều dự án đã và đang nghiên cứu việc mã hóa bất động sản, các sản phẩm thời trang, những ấn bản mang tính chất cổ xưa hoặc độc nhất, mang giá trị lớn.
Khả năng sử dụng của NFT không nằm ở những vật phẩm, như bức tranh, bài hát hay dòng tweet, mà nằm ở quyền sở hữu độc quyền chúng, được chứng nhận bởi chuỗi mã NFT. Nhờ đó, món hàng trở thành duy nhất. Chỉ người mua NFT mới sở hữu quyền đối với vật phẩm gốc, dù có vô số bản sao trôi nổi miễn phí trên Internet. Việc sở hữu một NFT giống như việc sở hữu bức họa Mona Lisa gốc. Dù có rất nhiều bản sao của tác phẩm này trên thế giới, chỉ một người duy nhất sở hữu bản gốc. Mỗi chuỗi mã NFT được tạo ra từ công nghệ chuỗi khối đều là duy nhất. NFT có siêu dữ liệu xác nhận thời điểm chúng được tạo ra, ai là người tạo cùng nhiều thông tin mô tả khác. Do đó, dù có hàng nghìn NFT gắn liền với những vật phẩm trông có vẻ giống nhau, nhưng thông tin bên trong lại hoàn toàn khác nhau.
2. Mô hình play-to-earn
Play-to-earn (P2E) là một mô hình kinh doanh mới của thị trường game, nơi người chơi có thể nhận lại lợi ích tài chính qua việc chơi game và làm tăng giá trị của thị trường của trò chơi này. Mô hình này được phát triển cùng với sự ra đời của hàng loạt các game NFT như CryptoKitties hay Axie Infinitiy.
GameFi là thuật ngữ chỉ các trò chơi trên blockchain kết hợp yếu tố tài chính “play-to-earn” – tức là cho phép người dùng chơi để kiếm tiền. P2E được đánh giá là đem lại nhiều tiềm năng cho tương lai của ngành game. Trong quá khứ người chơi phải trả tiền để được sở hữu một trò chơi. Sau này hình thức free-to-play ra đời, người chơi có thể tham gia các trò chơi miễn phí, tuy nhiên sẽ phải trả thêm tiền cho các phụ kiện ở trong game. Trong quá khứ, thường chỉ có người làm game và nhà đầu tư hưởng lợi. Với P2E, người chơi game cũng được nhận lại lợi ích kinh tế khi bỏ thời gian và công sức ra chơi game. Tuy nhiên, tùy vào tựa game mà người tham gia cũng phải bỏ một khoản phí trước khi chơi.
Khác với game truyền thống, việc mã hóa các sản phẩm trong game sang dạng NFT giúp biến nó thành các tài sản mã hóa (digital assets), thuộc quyền sở hữu độc quyền của người chơi game chứ không còn của công ty game nữa. Từ đó, người chơi có quyền trao đổi và mua bán NFT thông qua các sàn giao dịch trong game. Các vật phẩm được mã hóa cũng sẽ dựa trên các cơ chế khác nhau của trò chơi (sưu tập thẻ bài, nhân giống, mở khóa,…).
Một số trò chơi cung cấp tiền điện tử làm phần thưởng cho người chơi, trong khi những trò chơi khác cho phép người chơi tích lũy NFT trong trò chơi để sau này có thể bán kiếm lời. Sự phân quyền được cung cấp thông qua blockchain, cho phép game thủ giành lại quyền kiểm soát. Đối với trò chơi truyền thống, các công ty trò chơi sở hữu toàn bộ quyền kiểm soát. Người chơi kiếm được rất nhiều tiền thông qua việc mua hàng trong trò chơi, nhưng họ chưa bao giờ thực sự sở hữu những vật phẩm mà họ đã mua. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi nhờ vào các trò chơi blockchain. Khi bạn mua một thứ gì đó trong một trò chơi blockchain, bạn là chủ sở hữu duy nhất của mặt hàng đó và có toàn quyền kiểm soát nó. Do sự phổ biến của nền tảng phát triển ứng dụng NFT, một loạt các sáng kiến trò chơi blockchain đã xuất hiện, cho thấy rằng đây có thể là tương lai của trò chơi.
Về cơ bản, P2E cấp cho người chơi quyền quản lý và sở hữu tài sản (management and ownership) trong trò chơi, cũng như khả năng nâng cao giá trị (enhance the value) của những tài sản này bằng cách tích cực chơi trò chơi. Tóm lại là tương tự như cách ta mua bán các tác phẩm NFT, mô hình P2E cho phép những người chơi kiếm tiền kỹ thuật số thông qua việc mua bán trao đổi, có khả năng quy đổi ra tiền thật (fiat currency).
3. Các thuật ngữ liên quan tới play-to-earn (P2E)
– NFT (danh từ): Non-fungible-tokens, mã không thể thay thế, chứa một nội dung số.
– Coin (danh từ): Tiền mã hóa được xây dựng dựa trên nền tảng Blockchain.
– Token (danh từ): Tiền mã hóa tuy nhiên lại được xây dựng trên nền tảng Blockchain của một loại tiền mã hóa có sẵn (như ERC-20 được xây dựng dựa trên nền tảng Blockchain của Ethereum).
– Cryptocurrency wallet (danh từ): Ví tiền mã hóa, nơi lưu trữ, hoán đổi nhận và gửi tiền mã hóa. Mỗi ví sẽ có một mã chìa khóa khác nhau gọi là private key.
– Digital assets (danh từ): Tài sản số, tồn tại trên không gian mạng.
4. Vì sao game NFT lại HOT tới vậy?
Năm 2017, lần đầu tiên game NFT ra đời với tên gọi là CrytoKitties, còn được gọi là game nuôi mèo ảo. Người chơi có thể tạo ra nhiều giống mèo khác nhau, càng đẹp càng có giá trị (một con mèo Dragan từng bán được khoảng 40 tỷ vnđ). Với lối chơi độc đáo, mới lạ khiến trò chơi điện tử này hot tới mức mạng lưới Ethereum tắc nghẽn vì các giao dịch. Nhưng sau đó, sức nóng của game NFT cũng bắt đầu hạ nhiệt. Phải tới khi tựa game Axie Infinty – game tỷ đô hiện nay, tựa game được chính người Việt Nam phát triển, lối chơi giống như Pokemon, nó mới lại thật sự bùng nổ lại, vậy lý do tại sao? Hãy cùng tìm hiểu một vài lí do chính sau đây:
– Sự phát triển của tiền điện tử và công nghệ Blockchain: Không quá khi nói tới sự phát triển vượt bậc, phá vỡ nhiều kỉ lục của thị trường tiền điện tử, Bitcoin khiến nhiều người chú ý game NFT với nền kinh tế sử dụng các tiền điện tử, tiền ảo.
– Vừa chơi game vừa kiếm được tiền: Không có gì tuyệt vời bằng việc có thể kiếm sống bằng chính đam mê của mình. Ngoài ra, lối chơi thú vị, lợi nhuận cao nên game NFT trở thành lựa chọn hàng đầu của các game thủ.
– Lợi nhuận cao: Game NFT là môi trường mới, béo bở của các nhà đầu tư thông minh với nhiều giao dịch có giá trị lớn được truyền thông liên tục. Nó cũng một phần thúc đẩy tâm lý muốn làm giàu, khiến nhiều người chơi đăng kí tài khoản game NFT.
– COVID-19: Dịch bệnh Covid kéo dài khiến nhiều người ở nhà, thất nghiệp, có nhiều thời gian rảnh không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới. Các hình thức kiếm tiền online, ngay tại nhà sẽ được nhiều người quan tâm, lựa chọn tối ưu giữa mùa dịch.
– Quyền sở hữu thực sự
Có thể nói, các giới hạn của trò chơi hiện tại sẽ được giải quyết trong thế hệ trò chơi trong tương lai, mang đến cho game thủ trải nghiệm và chất lượng trò chơi cao hơn. Người chơi sẽ có thể có trải nghiệm chơi game tốt hơn vì họ sẽ không phải đáp ứng nhiều yêu cầu để tham gia; trò chơi cũng sẽ nhanh hơn và mượt mà hơn. Tất cả những lợi ích trên đều góp phần vào thành công của mô hình Play to Earn; người dùng có thể tự tin coi chơi game là một nguồn tiền hợp pháp để bổ sung thu nhập của họ. Axie Infinity chỉ là một trò chơi chơi để kiếm tiền nổi bật hiện nay. Có rất nhiều trò chơi tương tự có thể được tìm thấy trên thị trường. Tất cả các trò chơi đều có các chủ đề khác nhau, nhưng chúng có chung các tính năng chính, chẳng hạn như khả năng kết hợp với các sản phẩm DeFi.
Ví dụ: để tham gia vào các tính năng trong trò chơi, người dùng phải đặt cược mã thông báo hoặc NFT, hoặc mã thông báo quản trị viên đặt cược sẽ có khả năng bỏ phiếu cho các tính năng mong muốn và nhận các giải thưởng có giá trị. Hơn nữa, trong một số trò chơi NFT nhất định, thời gian hoàn vốn một phần do may mắn quyết định. Mua những quả trứng may mắn nở ra với những con vật đẹp hoặc may mắn có được những vật phẩm có giá trị có thể được bán với giá gấp vài lần số tiền đã đầu tư.
Ngoài việc chơi để kiếm tiền, người chơi sau đó có thể mua mã thông báo trên sàn giao dịch và giữ chúng khi họ tin tưởng vào dự án đó.
5. Tiền thưởng cho người chơi (player) lấy từ đâu?
Hầu hết các dự án đều có ngân quỹ (Treasury) để tích trữ token dự phòng và điều phối cho nền kinh tế game của họ. Tiền ra vào ngân quỹ sẽ thường được công khai và quyết định bởi DAO (Decentralized Autonomous Organization) – Tố chức tự trị phân quyền cho tất cả người tham gia. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dòng tiền của Treasury nhé.
– Tiền vào ngân quỹ (cash in)
+ Chi phí giao dịch: Đầu tiên, nguồn thu ngân quỹ đến từ chi phí giao dịch ở marketplace, thường là từ 3-5% giá trị vật phẩm được giao dịch trong nền kinh tế game. Ví dụ: bạn bán 1 con thú giá $100 cho người khác thì khi giao dịch hoàn thành, bạn chỉ nhận được $97, còn $3 auto xung vô ngân quỹ.
+ Tiền bán vật phẩm: Tiếp đến là tiền mở bán vật phẩm lần đầu tiên trên các NFT game cũng là 1 nguồn thu lớn. Bạn từng nghe ai đó mua 9 mảnh đất ảo trong game giá 1.5 triệu đô đúng không ạ … Đúng vậy! Một phần số tiền bán vật phẩm lần đầu sẽ được xung ngân quỹ.
+ Phí tham gia: Ngoài ra, các NFT game đều yêu cầu người mới tham gia một mức vốn đầu tư ban đầu nhất định. Nếu không phải chi tiền mua token thì bạn cũng sẽ trả bằng thời gian của mình. Mà một khi bạn chi tiêu cho con thú/nhân vật đầu tiên để bắt đầu chơi ấy, bạn đã đóng góp một phần vào ngân quỹ chung của game.
Ngoài ra, các hoạt động trong game đều ít nhiều cần đầu tư cho việc “nâng cấp” để có các chỉ số tốt hơn, vật phẩm sẽ có giá hơn. Tóm lại, NFT game đã không free-to-play mà lại còn phải pay-to-win, trước khi nghĩ đến chuyện play-to-earn.
– Tiền ra ngân quỹ (cash out)
+ Trả thưởng staking: Trước tiên, chúng ta cần biết DAO sẽ quản lý ngân quỹ, khá minh bạch công khai cho mọi người vì bất kỳ ai stake token sẽ có quyền vote cho các quyết định quản trị DAO (Governance). Cho nên một phần ngân quỹ sẽ dùng để trả thưởng staking.
+ Trả thưởng playing: Thứ hai là token thưởng cho các hoạt động trong game. Chơi game đua top sẽ có tiền. Bạn càng chơi hay, hoạt động tích cực và may mắn, bạn sẽ càng nhanh hòa vốn và có lời! Đây là một cơ chế khuyến khích người chơi tham gia tích cực và cày nhiều hơn cho game.
Quay lại câu hỏi ban đầu:
– Q1: Tiền lời người chơi nhận được là từ đâu? – Trả lời: Từ ngân quỹ dự án chia sẻ xuống cho người chơi
– Q2: Tiền ngân quỹ lấy từ đâu? – Trả lời: Từ người chơi mới và từ mọi hoạt động trong game
Từ (1) và (2) suy ra, tiền bạn kiếm lời trong game là từ chính bạn và những người chơi khác. Sẽ không sai khi nói rằng: Tiền người chơi sau sẽ trả cho người chơi trước.
Bằng việc IN SẴN TIỀN (Token) nên các nhà phát hành Game NFT có sẵn ngay tiền để phát triển sản phẩm và xây dựng cộng đồng, thông qua đó lấy mỡ nó rán nó. Dùng Token làm phần thưởng và mua lại chính các nhân vật game nên ai chơi cũng kiếm được tiền, càng kiếm được tiền càng Fomo (fear of missing out) và lôi kéo thêm cộng đồng, càng nhiều người mới thì doanh thu càng cao, và cứ như vậy vũ trụ GameFi cứ nở ra, việc có 1 triệu User thì tạo ra doanh thu 1 tỷ đô không có gì là khó, và cứ có người chơi thì thanh khoản token càng lên cao. Đây là lý giải vì sao Axie Infinity có sự tăng giá liên tục và doanh thu nhảy vọt khi đạt 1 ngưỡng cộng đồng. Tuy nhiên, doanh thu có thể dừng đột ngột khi không còn người mới tham gia, vì lúc đó các nhân vật và Token sẽ mất thanh khoản, không còn kiếm được tiền thì không còn ai chơi nữa.
6. Các rủi ro khi đầu tư vào các Token Game NFT là gì?
Đây là câu hỏi nhiều người sẽ quan tâm. Nếu các game gọi được vốn hoặc có nguồn tiền lớn để làm Fomo và tạo thanh khoản, trả thưởng thì Token game sẽ lên nhanh giai đoạn đầu và cũng khá dễ tạo volume bằng đòn bẩy xoay vòng. Tuy nhiên dù nói là Game Blockchain nhưng nó không hoàn toàn Decentralized mà chỉ có các Token làm Currency và NFT. Vì vậy game NFT vẫn hoàn toàn chịu sự chi phối của nhà phát hành. Điều này có nghĩa là việc điều phối giá cả vẫn có thể xảy ra, ví dụ như: Nhà phát hành có thể tắt game hoặc game có sự cố, đồng tiền sẽ giảm không phanh, nhà phát hành cũng dễ kiếm tiền bằng việc Sort token rồi tắt server một lúc ….
Các tỷ phú thế giới đã tạo ra một cuộc chơi tài chính hoàn toàn mới mang tên CUỘC CÁCH MẠNG NGÀNH GAME NFT, nơi được sự hậu thuẫn của thế giới tiền điện tử Crypto không giới hạn không gian, thời gian, ràng buộc pháp lý, có thể tạo ra dòng tiền KHÔNG GIỚI HẠN trong giai đoạn bùng nổ của Crypto. Với tiềm năng to lớn này, thì việc định giá một công ty đang Market Leader vài tỷ $ không có gì là ghê gớm so với tiềm năng nó có thể mang lại.
———————
KTSonchain – Chuyên trang tin tức cập nhật 24/7 toàn cảnh về về thị trường tiền điện tử
Website: https://ktscapital.io
Website tin tức: https://ktsonchain.com
Telegram Group: https://t.me/ktsgroup
Official Twitter: https://twitter.com/ktsgroup_io
Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/TienSo
Youtube KTS Capital: https://bitly.com.vn/ntcs3d
Youtube KTS GameFi: https://bitly.com.vn/in9kot